Sán chó và 1001 những vấn đề có thể bạn chưa biết 

Sán chó và 1001 những vấn đề có thể bạn chưa biết 

Bạn đang lo lắng vì thú cưng của bạn không may bị mắc sán chó? Làm thế nào để giúp thú cưng thoát khỏi căn bệnh này vừa an toàn và hiệu quả nhất? Đâu sẽ là địa chỉ thăm khám và chữa trị uy tín nhất? Hãy theo chân chúng tôi tìm hiểu và giải quyết toàn bộ những thắc mắc đó trong bài viết hôm nay nhé.

  • Tổng quan về bệnh sán chó 

1.1.Sán chó là gì?

Sán chó là một loại sán mà hầu hết các loại chó đều dễ dàng mắc phải. Nó còn được gọi là giun đũa chó với cái tên khoa học là Toxocara canis. Thông thường thì loại sán này hay xuất hiện trong ruột non của chó dưới 6 tháng tuổi. Đặc biệt mức độ phát triển của nó khá mạnh. Nó có thể lây lan cả sang phổi, cơ quan nội tạng thậm chí cả lây truyền từ mẹ sang con khi chó mẹ bị mắc sán. 

 

Đây là một trong những loại sán gây nguy hại nhất đến sự phát triển của loài chó thậm chí còn gây ảnh hưởng sang các loài vật khác và ngay cả con người nếu không được cứu chữa kịp thời.

Thú cưng sẽ có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, sụt cân khi mắc bệnh sán chó

1.2. Dấu hiệu chó bị mắc sán

Khi thú cưng của bạn bị mắc bệnh sán chó thường xuất hiện nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo từng cấp độ phát triển bệnh. Mà dưới đây là những biểu hiện của việc chó bị mắc giun, sán.

  • Cơ thể bỗng dưng gầy yếu không rõ lý do và mất kiểm soát.
  • Đường ruột của cún con có vấn đề vì thường xuyên xuất hiện hiện tượng nôn ói, tiêu chảy.
  • Bụng phình to bất thường, bụng cứng và khó vận động
  • Có nhiều trường hợp bị đi ngoài ra máu, táo bón, đi ngoài ra giun…
  • Ngoài ra còn có trường hợp cún con bị co giật, khó thở, cơ thể nhợt nhạt, mất kiểm soát về hoạt động.

 

  1. Các nguyên nhân khiến thú cưng bị mắc sán 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho thú cưng của bạn bị mắc phải bệnh sán chó. Dưới đây là một trong số những nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh:

  • Chó ăn phải phân có chứa trứng sán.
  • Chó tiếp xúc với các bề mặt có chứa sán mà các con vật trước đó có bệnh để lại như: liếm vào khu vực đất, cỏ, rác thải, đồ dùng của chứa ấu trùng sán.
  • Thức ăn của thú cưng là thịt sống có chứa ấu trùng sán.

 

Ngoài ra, việc tiếp xúc với một số loài vật như: chuột hay chim cũng có thể khiến cho thú cưng của bạn bị mắc sán. Bởi vì những loài vật này thường tiếp xúc với nhiều loại thức ăn gây bệnh ở bên ngoài môi trường và gián tiếp mang bệnh đến cho các loài khác. Vì vậy, khi chăm sóc thú cưng bạn cần phải tìm hiểu và trang bị những kiến thức để bảo vệ cho thú cưng khỏe mạnh.

  • Những tác hại thường gặp khi chó cưng bị mắc bệnh giun, sán

Sán chó là một trong những bệnh mà các loài chó thường mắc phải. Thông thường thì các loại thú cưng mắc phải căn bệnh này đều do vô tình tiếp xúc với phân của chó, mèo có nhiễm sán. Sau một thời gian ký sinh trong cơ thể thì trứng sán phát triển gây ra bệnh. Cụ thể là, những bé cún bị giun, sán xâm nhập thường rất gầy yếu. Bởi thức ăn nạp vào cơ thể chó bị giun sán hấp thu. 

 

Đặc biệt, việc giun sán hình thành và sinh sôi trong cơ thể thú cưng nhiều còn gây ra hiện tượng tắc ruột, viêm loét, tắc ống mật… và nghiêm trọng nhất là dẫn đến tử vong. Do đó, khi nuôi thú cưng bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chúng để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa được bệnh. Bên cạnh đó, bệnh sán chó do giun tròn toxocara canis có thể lây sang người và để lại nhiều triệu chứng nguy hiểm.

  • Nên làm gì khi thú cưng của bạn bị mắc bệnh sán chó

Khi phát hiện chó cưng bị mắc bệnh giun sán thì có rất nhiều bạn còn bỡ ngỡ không biết cách xử trí. Bởi vậy bệnh không những được cứu chữa kịp thời mà còn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, trong trường hợp thú cưng có các biểu hiện mắc bệnh về giun sán bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Không nên tự ý sử dụng thuốc để tự điều trị bệnh cho thú cưng tại nhà mà cần bình tĩnh xử lý mọi việc
  • Bước 2: Tìm hiểu và liên hệ với phòng khám thú y uy tín để thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh

Khi thấy thú cưng của bạn bị mắc bệnh sán chó hãy đưa ngay đến cơ sở thú y để được điều trị kịp thời 

  • Bước 3: Thực hiện các phác đồ điều trị và thăm khám thường xuyên cho tới khi bệnh khỏi hoàn toàn
  • Bước 4: Lên kế hoạch khám định kỳ cho thú cưng để phòng ngừa và phát hiện các bệnh sớm

Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị cho bản thân những kỹ năng. Chẳng hạn như: quan tâm tới các vấn đề đồ ăn, thức uống, vệ sinh cơ thể, chuồng nuôi… để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và ngăn ngừa mầm bệnh.

 

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh sán chó cũng như cách xử lý căn bệnh này. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám thú y Dr Trịnh theo số điện thoại 0329044078 ­- 0938866975 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *