TRUYỀN MÁU CHO THÚ CƯNG 

Vậy tại sao cần truyền máu cho thú cưng, cụ thể là chó và mèo?

Xin chào các sen, khi chúng ta nuôi các pets cưng chắc hẳn gặp rất nhiều vấn đề như ăn uống, sinh hoạt đến sức khỏe của các pets. Không ít lần các pets gặp bệnh và làm chúng ta lo lắng, lúc nào cũng bứt rứt khi nhìn các ẻm bị ốm rồi bản thân không biết sử lý ra sao cho đúng… Thú y Dr. Trịnh xin chia sẻ một số kiến thức về 1 vấn đề khá thường gặp khi các bạn thú của chúng ta bị bệnh và khi tới gặp bác sĩ, qua chẩn đoán lâm sàng + cận lâm sàng thì bác sĩ chỉ định truyền máu cho pets nhà mình … bắt đầu tới phần lo lắng của các sen rồi đây!

Tư vấn miễn phí
Tiêm ngừa vaccine chó mèo tại bình dương, tphcm

Truyền máu cho thú cưng là gì?

Truyền máu cho chó hoặc mèo là một thủ thuật y học thú y khá phổ biến, trong đó máu từ thú cho sẽ  được đưa vào tuần hoàn thú nhận nhằm điều trị một số bệnh hoặc một số trường hợp cấp cứu do thú bị mất máu hoặc thiếu máu nhiều, nguy cơ ảnh hưởng  tới tính mạng.

ngừa vắc xin là gì

Các chỉ định chính để truyền máu

  • Thiếu máu: Mất máu, tan máu, thiếu máu không tái tạo do suy tủy xương gặp ở các bệnh kí sinh trùng đường máu (Ehrlichia canis, Anaplasma plasty, …).
  • Rối loạn đông cầm máu (trường hợp thú bị rắn cắn như rắn lục đuôi đỏ, rắn tràm quạp,…). Cần có sự cân nhắc và phân tích chính xác của bác sĩ thú y trong trường hợp này.
  • Trong bệnh thiếu máu không tái tạo, RBC (tế bào hồng cầu) được truyền có thể có tuổi thọ bình thường (120 ngày ở chó và 70 ngày ở mèo). Do đó, việc truyền máu có thể ổn định con vật trong 2-3 tháng, cho phép hoàn thành các xét nghiệm chẩn đoán hoặc điều trị.
  • Trường hợp thú bị bệnh thiếu máu tán huyết thì việc truyền máu chỉ là điều trị nhất thời , vì các tế bào máu được truyền, giống như tế bào của chính bệnh thú, thường bị phá hủy bởi quá trình tan máu.
  • Thú bị giảm tiểu cầu nặng có thể cần truyền máu tươi, cô đặc tiểu cầu hoặc huyết tương giàu tiểu cầu để ngăn ngừa mất máu đe dọa tính mạng.

Các đặc điểm khác của việc truyền máu

  • Một số tác giả đã khuyến nghị truyền máu khi nào PCV của bệnh thú giảm xuống dưới 20%.
  • Tuy nhiên, mèo được biết là có khả năng chịu đựng tốt với bệnh thiếu máu và có thể chỉ hôn mê nhẹ ở PCV từ 10–15%. Với điều kiện chúng không bị căng thẳng, mèo có thể sống sót ở mức PCV rất thấp trong một số ngày.
  • Chó có phần nhạy cảm hơn với các tác động của bệnh thiếu máu, thường được phát hiện sớm hơn do khả năng chịu đựng kém.
  • Với những cân nhắc này, khuyến nghị truyền máu khi thú bệnh có các dấu hiệu lâm sàng đáng kể của bệnh thiếu máu, nếu PCV dưới 10%, hoặc nếu PCV đã giảm nhanh chóng xuống dưới 20% ở chó hoặc 15% ở mèo
Tại sao phải chủng ngừa vaccine cho thú cưng?
Thú cưng nào cần được chủng ngừa vaccine?

Điều kiện của thú cho máu là gì?

Những thú cho máu là những thú đã được sàng lọc kĩ về sức khỏe để đảm bảo chất lượng nguồn máu hiến được tốt nhất.

  • Đối với chó thì yêu cầu tầm vóc chó hiến máu lớn, trên 30kg hoặc hơn, PCV> 35%. Âm tính với các bệnh truyền nhiễm, giun tim, cũng như các bệnh kí sinh trùng máu như Ehrlichia canis, hepatozoon, Anaplasma sp, babesia sp,…
  • Đối với mèo ngoài tầm vóc lớn > 4kg , yêu cầu âm tính với các bệnh truyền nhiễm Felv, FIV, herpesvirus,… và các bệnh kí sinh trùng máu như Anaplasma sp, Cytauxzoon felis, Mycoplasma Haemofelis,…

Truyền máu bao nhiêu là đủ ?

Một số loại chủng ngừa vaccine
  • Tùy thuộc vào mức độ mất máu, và trường hợp cụ thể.
  • Trường hợp mất máu do tai nạn, hoặc mất máu trong quá trình phẫu thuật mà việc bù dịch bằng dịch truyền là không đủ thì bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu nhằm duy trì huyết áp cũng như bù lại lượng máu đã mất, duy trì sinh hiệu sống của con thú .
  • Trường hợp thú bị kí sinh trùng đường máu dẫn đến thiếu hụt các tế bào máu như tiểu cầu hay hồng cầu ở mức nghiêm trọng thì việc truyền máu toàn phần hoặc các thành phần của máu như huyết tương giàu tiểu cầu, hồng cầu đóng gói, tùy theo đánh giá của bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Truyền máu xong, tỷ lệ sống có cao không?

Phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ thông qua các xét nghiệm sinh lí, sinh hóa máu, thử phản ứng chéo giữa thú cho và thú nhận, thể trạng thú nhận máu, chức năng gan thận có ổn định hay không,…Thú đang trong giai đoạn nào của bệnh, điều kiện và khả năng xử lí của bệnh viện, tổng hợp lại bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng phù hợp với tình trạng mà thú cưng của bạn đang gặp phải.

Cần làm xét nghiệm gì trước khi truyền máu?

  • Sau khi xét nghiệm sinh lí, sinh hóa máu bác sĩ sẽ đánh giá công thức máu như các chỉ số về hồng cầu (RBC), thể tích hồng cầu (PCV), công thức bạch cầu (WBC), tiểu cầu (PLT) xem mức độ thiếu hụt của các thành phần đó ra sao, kèm theo sự đánh giá các chỉ số gan thận ở mẫu xét nghiệm sinh hóa máu nhằm đảm bảo các cơ quan này không chịu nhiều tổn thương và hoạt động bình thường trước khi tiếp nhận máu mới vào cơ thể.
  • Thêm nữa bác sĩ sẽ xác định nhóm máu của thú nhận, đối chiếu với nhóm máu thú cho hiện có tại phòng khám. Việc xác định nhóm máu của chó hay mèo có thể dựa trên bộ test nhanh nhóm máu. Thông thường các bộ test này có giá cả rất cao. Nên đa phần sẽ thực hiện phản ứng chéo (cross matching) để loại trừ khả năng gây ngưng kết hồng cầu giữa 2 nhóm máu không phù hợp.

Sau khi truyền máu cần lưu ý điều gì?

  • Thông thường thú bệnh sẽ được lưu giữ lại bệnh viện khoảng 1 – 2 ngày nhằm theo dõi sinh hiệu sống cũng như đánh giá đáp ứng của thú sau khi truyền máu. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm sinh lí máu để xem các chỉ số máu đã trở về khoảng tham chiếu hay chưa, nói rõ hơn là mức bình thường hay chưa. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn cũng như hướng xử lí tiếp theo, trường hợp thú đáp ứng tốt cụ thể như ở bệnh kí sinh trùng máu, thú sau khi truyền máu sẽ hồi phục nhanh chóng về mặt lâm sàng và có thể thấy rõ qua biểu hiện bên ngoài của thú, đây cũng là dấu hiệu tốt để chủ nuôi có thể mang về chăm sóc và cho uống thuốc, theo dõi theo chỉ định của bác sĩ
  • Các trường hợp thú ngày càng yếu đi, nước tiểu vàng hơn bình thường, da vàng , niêm mạc nhợt nhạt,… nên báo cho bác sĩ kịp thời, do 1 vài nguyên nhân như thú không đáp ứng với liệu trình truyền máu, hoặc chức năng gan thận thú bị suy giảm.
Phòng khám thú y quận thủ đức

Phòng khám thú y Dr. Trịnh là giải pháp lựa chọn tốt nhất tại TP.HCM, Bình Dương

Tư vấn miễn phí