Tiêm vacxin cho chó mèo tại TP.HCM, Bình Dương

Việc chủng ngừa vaccine là rất quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng tới cả sức khỏe của thú cưng lẫn con người.

Tư vấn miễn phí
Tiêm ngừa vaccine chó mèo tại bình dương, tphcm

Tìm hiểu về tiêm chủng ngừa vaccine cho thú cưng

Chủng ngừa vaccine có ý nghĩa gì với chó mèo của bạn? Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng tới cả sức khỏe thú cưng lẫn con người. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn một cái nhìn tổng quan về chủng ngừa vaccine để chăm sóc sức khỏe cho chúng một cách tốt nhất.

ngừa vắc xin là gì

Chủng ngừa vaccine là gì?

Vaccine (vắc-xin) là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, nguồn gốc từ vi sinh vật dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh.

Cơ chế hoạt động của vaccine khi đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện là một vật thể lạ nên hủy diệt và ghi nhớ chúng. Sau đó khi một tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ nhận ra ngay lập tức và nhanh chóng tạo kháng thể để chống lại tác nhân đó. Như vậy, nó sẽ giúp cho cơ thể không bị nhiễm bệnh.

Tại sao phải chủng ngừa vaccine cho thú cưng?

Việc chủng ngừa vaccine cho thú cưng cũng có các mục tiêu kép:

  • Bảo vệ bé yêu của bạn phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm, giúp thú cưng giữ được thể trạng tốt và khỏe mạnh.
  • Bảo vệ con người khỏi sự lây nhiễm của các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
  • Ngoài ra, tiêm phòng vaccine còn giúp ngăn ngừa bệnh lây lan từ động vật này sang động vật khác.

Do đó, chủng ngừa vaccine là một trong những bước chăm sóc y tế quan trọng. Khi số lượng thú cưng được tiêm phòng càng nhiều thì tần suất mắc bệnh trong quần thể càng giảm. Ngược lại, số lượng thú cưng tiêm vaccine ít sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát trở lại.

Tại sao phải chủng ngừa vaccine cho thú cưng?
Thú cưng nào cần được chủng ngừa vaccine?

Thú cưng nào cần được chủng ngừa vaccine?

Tất cả chó và mèo đều nên được tiêm phòng đúng cách, ngay cả những chó mèo sống trong thành phố, chỉ sống trong nhà. Tiêm phòng cũng đặc biệt quan trọng để bảo vệ thú cưng còn nhỏ hoặc đã già.

Bác sĩ thú y sẽ thảo luận với bạn về các loại vaccine chủng ngừa cần tiêm cho thú cưng của mình theo khu vực địa lý, môi trường sống và độ tuổi của chúng.

Một số loại chủng ngừa vaccine phổ biến

Vaccine chủng ngừa cho chó

– Care virus.

– Parvo virus.

– Viêm gan truyền nhiễm.

– Ho cũi chó.

– Phó cúm.

–Vaccine 5 bệnh và thêm bệnh Leptospria và Coronavirus.

Vaccine chủng ngừa cho mèo

  • Bệnh giảm bạch cầu toàn phần do feline parvovirus (FPV).
  • Viêm mũi khí quản truyền nhiễm do feline herpesvirus -1 (FHV-1).
  • Viêm đường hô hấp trên ở mèo do feline calicivirus (FCV).
  • Bệnh trên kết mạc (Feline Chlamydophila);

Phòng bệnh cho cả chó và mèo: vaccine dại

Một số loại chủng ngừa vaccine

Thời gian tiêm chủng ngừa vaccine cho thú cưng

Để tạo ra khả năng miễn dịch hiệu quả cho bé cưng, cần phải tiêm vài mũi chủng ngừa vaccine trong năm đầu tiên. Số mũi và khoảng cách tiêm sẽ phụ thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine đó.

Các năm sau đó, việc tiêm ngừa thường xuyên là điều cần thiết để bảo vệ và duy trì hiệu quả bảo hộ trong suốt cuộc đời của thú cưng nhà bạn.

Việc cần làm nếu bạn muốn vật nuôi của mình được bảo vệ một cách tối ưu là tuân theo quy trình tiêm phòng do bác sĩ thú y khuyến cáo. Nếu việc tiêm nhắc không được thực hiện tốt, bác sĩ thú y có thể yêu cầu tiêm chủng vaccine lại từ đầu.

  • Mũi 1 khi thú đủ 45 ngày tuổi đối với chó và khoảng 2 tháng đối với mèo con. 
  • Mũi 2 cách mũi 1 21 ngày đối với cả chó và mèo. 
  • Mũi 3 cách mũi 2 21 ngày đối với cả chó và mèo. 
  • Chích ngừa dại khi chó mèo trên 3 tháng tuổi.

Các mũi trên nên tiêm lại mỗi năm 1 lần.

Quy trình chủng ngừa vaccine cho chó mèo

  • Việc chủng ngừa vaccine được thực hiện bởi bác sĩ thú y sau khi trải qua các bước kiểm tra thăm khám cho thú cưng. Kiểm tra sức khỏe toàn diện để có thể phát hiện ra bất kỳ vấn đề về sức khỏe của thú cưng.
  • Đối với chó, mèo con, đây cũng là cơ hội để phát hiện các bất thường về tăng trưởng, chế độ dinh dưỡng, kiểm soát ký sinh trùng cho bé.
  • Đối với thú cưng đã già, buổi tư vấn có thể là cơ hội để thực hiện đánh giá chuyên sâu về tình trạng sức khỏe, bao gồm cả xét nghiệm máu.
  • Bác sĩ sẽ làm ấm bằng cách vê vaccine khoảng 1 – 2 phút, sau đó thực hiện kỹ thuật tiêm dưới da. Xoa nhẹ vùng da mới tiêm vaccine, để tránh bị áp-xe.
  • Các thông tin dặn dò sau tiêm chủng cũng rất quan trọng, bạn hãy chú ý lắng nghe và thực hiện đầy đủ để đảm bảo thú cưng tạo được miễn dịch tốt nhất nhé!

Lưu ý khi tiêm vaccine cho thú cưng

  • Chủ nhân nên đưa các bé tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc.
  • Kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng, không tiêm phòng khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, bị sốt…
  • Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó mèo tốt hơn, kiêng tắm khoảng 3 ngày; kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.

Trên đây đã là những thông tin cần biết về chủng ngừa vaccine cho thú cưng. Ngoài ra, tùy vào điều kiện sức khỏe và môi trường sống của chó mèo, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc tiêm phòng nhé!

Phòng khám thú y quận thủ đức

Phòng khám thú y Dr. Trịnh là giải pháp lựa chọn tốt nhất tại TP.HCM, Bình Dương

Tư vấn miễn phí